Cơ chế lây nhiễm của 5 bệnh lây qua đường tình dục
(SKCĐ) Lậu, giang mai,…có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục theo mọi hình thức. Nhưng một số bệnh tình dục vẫn có thể lây nhiễm dù chỉ tiếp xúc thông thường.
HIV
Người mắc bệnh HIV có thể không biểu hiện triệu chứng lâm sàng mới đầu nhưng người nhiễm vẫn có khả năng lây cho người khác. Đa số trường hợp nhiễm HIV đều không nhớ chính xác thời gian mình nhiễm bệnh và nguồn lây bệnh cho mình.
Cơ chế lây truyền của bệnh là khi tiếp xúc với các dịch tiết nhất định như: máu, tinh dịch, dịch âm đạo, lây truyền từ mẹ sang con. HIV hiện diện trong các dịch tiết khác như nước mắt, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu… nhưng không đủ khả năng lây nhiễm. Tiếp xúc với các chất dịch trên qua niêm mạc (âm đạo, hậu môn, mắt, miệng), da bị tổn thương (vết thương hở), trực tiếp vào máu (đâm kim, truyền máu, tiêm chích).
Cụ thể, bệnh HIV chủ yếu lây nhiễm qua 3 con đường: đường máu, quan hệ tình dục không an toàn, mẹ truyền sang con khi mang thai. HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường như: ôm, hôn, bắt tay, ho, hắt hơi, dùng chung nhà vệ sinh, chung chén đũa, chung quần áo, chung giường nệm, bể bơi, côn trùng đốt.
Bệnh lậu
Bệnh do vi khuẩn lậu cầu gây ra và lây truyền thông qua quan hệ tình dục theo đường âm đạo, bằng miệng, hậu môn.
Triệu chứng ở nữ giới thì hầu như tiềm ẩn không biểu hiện. Ở nam giới sẽ có dấu hiệu: tiểu mùi ở nam, nóng rát, ngứa đầu dương vật. Bệnh lậu ở nam có thể gây viêm mào tinh hoàn dẫn đến vô sinh, còn ở nữ có thể tổn thương mắt, da, khớp,…thậm chí là về lâu dài có nguy cơ gây vô sinh, thai ngoài tử cung.
Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể dẫn đến nguy cơ viêm vùng chậu gây vô sinh.
Bệnh giang mai
Bệnh do vi khuẩn hình xoắn gây ra và diễn tiến theo 3 giai đoạn với những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Giang mai có thể tiềm ẩn không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng.
Ngoài cơ chế lây truyền qua đường quan hệ tình dục thì bệnh giang mai còn có thể truyền nhiễm từ mẹ sang con khi mang thai. Thậm chí, việc không điều trị hoặc điều trị không đúng cách có nguy cơ gây thai chết lưu, còn nếu sống thì trẻ bị giang mai bẩm sinh với các triệu chứng: viêm mũi, gan lách to, thiếu máu, trọng lượng thai thấp, bất thường về xương.
Mụn rộp sinh dục
Do virus Herpes simplex (HSV) gây nên, chúng có thể lây lan và sống trong cơ thể con người suốt đời. Trên thực tế, bệnh thường không có biểu hiện lâm sàng. Đặc biệt những người nhiễm HIV thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Mụn rộp sinh dục thường do quan hệ tình dục không an toàn gây nên.
Mặt khác, ở phụ nữ mang thai nếu mắc mụn rộp sinh dục cũng có nguy cơ truyền sang cho con khi sinh qua đường âm đạo. Trẻ có thể bị nhiễm Herpes ở cơ quan hô hấp gây viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên; viêm màng não. Nhiễm Herpes có thể khiến trẻ tử vong vì các tổn thương nội tạng.
Ghẻ
Bệnh do ký sinh trùng ăn vào da, gây ngứa ngáy cho cơ thể. Trong bất cứ hình thức tiếp xúc nào kể cả quan hệ tình dục đều có thể gây bệnh ghẻ. Trường hợp bị ghẻ ở bộ phận sinh dục thì người bệnh có thể truyền bệnh cho bạn tình khi tiếp xúc quan hệ./.

Bệnh tình dục có thể lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp (ảnh minh họa)
HIV
Người mắc bệnh HIV có thể không biểu hiện triệu chứng lâm sàng mới đầu nhưng người nhiễm vẫn có khả năng lây cho người khác. Đa số trường hợp nhiễm HIV đều không nhớ chính xác thời gian mình nhiễm bệnh và nguồn lây bệnh cho mình.
Cơ chế lây truyền của bệnh là khi tiếp xúc với các dịch tiết nhất định như: máu, tinh dịch, dịch âm đạo, lây truyền từ mẹ sang con. HIV hiện diện trong các dịch tiết khác như nước mắt, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu… nhưng không đủ khả năng lây nhiễm. Tiếp xúc với các chất dịch trên qua niêm mạc (âm đạo, hậu môn, mắt, miệng), da bị tổn thương (vết thương hở), trực tiếp vào máu (đâm kim, truyền máu, tiêm chích).
Cụ thể, bệnh HIV chủ yếu lây nhiễm qua 3 con đường: đường máu, quan hệ tình dục không an toàn, mẹ truyền sang con khi mang thai. HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường như: ôm, hôn, bắt tay, ho, hắt hơi, dùng chung nhà vệ sinh, chung chén đũa, chung quần áo, chung giường nệm, bể bơi, côn trùng đốt.
Bệnh lậu
Bệnh do vi khuẩn lậu cầu gây ra và lây truyền thông qua quan hệ tình dục theo đường âm đạo, bằng miệng, hậu môn.
Triệu chứng ở nữ giới thì hầu như tiềm ẩn không biểu hiện. Ở nam giới sẽ có dấu hiệu: tiểu mùi ở nam, nóng rát, ngứa đầu dương vật. Bệnh lậu ở nam có thể gây viêm mào tinh hoàn dẫn đến vô sinh, còn ở nữ có thể tổn thương mắt, da, khớp,…thậm chí là về lâu dài có nguy cơ gây vô sinh, thai ngoài tử cung.
Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể dẫn đến nguy cơ viêm vùng chậu gây vô sinh.
Bệnh giang mai
Bệnh do vi khuẩn hình xoắn gây ra và diễn tiến theo 3 giai đoạn với những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Giang mai có thể tiềm ẩn không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng.
Ngoài cơ chế lây truyền qua đường quan hệ tình dục thì bệnh giang mai còn có thể truyền nhiễm từ mẹ sang con khi mang thai. Thậm chí, việc không điều trị hoặc điều trị không đúng cách có nguy cơ gây thai chết lưu, còn nếu sống thì trẻ bị giang mai bẩm sinh với các triệu chứng: viêm mũi, gan lách to, thiếu máu, trọng lượng thai thấp, bất thường về xương.
Mụn rộp sinh dục
Do virus Herpes simplex (HSV) gây nên, chúng có thể lây lan và sống trong cơ thể con người suốt đời. Trên thực tế, bệnh thường không có biểu hiện lâm sàng. Đặc biệt những người nhiễm HIV thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Mụn rộp sinh dục thường do quan hệ tình dục không an toàn gây nên.
Mặt khác, ở phụ nữ mang thai nếu mắc mụn rộp sinh dục cũng có nguy cơ truyền sang cho con khi sinh qua đường âm đạo. Trẻ có thể bị nhiễm Herpes ở cơ quan hô hấp gây viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên; viêm màng não. Nhiễm Herpes có thể khiến trẻ tử vong vì các tổn thương nội tạng.
Ghẻ
Bệnh do ký sinh trùng ăn vào da, gây ngứa ngáy cho cơ thể. Trong bất cứ hình thức tiếp xúc nào kể cả quan hệ tình dục đều có thể gây bệnh ghẻ. Trường hợp bị ghẻ ở bộ phận sinh dục thì người bệnh có thể truyền bệnh cho bạn tình khi tiếp xúc quan hệ./.
0 nhận xét: